TheFriends

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Latest topics

» Avatar 14
Những chuyện đời thường quanh ta Empty15/4/2008, 11:56 am by ChuộtConVôTình

» Avatar 13
Những chuyện đời thường quanh ta Empty15/4/2008, 11:54 am by ChuộtConVôTình

» Avatar 12
Những chuyện đời thường quanh ta Empty15/4/2008, 11:53 am by ChuộtConVôTình

» Avatar 11
Những chuyện đời thường quanh ta Empty15/4/2008, 11:50 am by ChuộtConVôTình

» Avatar 10
Những chuyện đời thường quanh ta Empty15/4/2008, 11:48 am by ChuộtConVôTình

» Avatar 9
Những chuyện đời thường quanh ta Empty15/4/2008, 11:47 am by ChuộtConVôTình

» Avatar 8
Những chuyện đời thường quanh ta Empty15/4/2008, 11:45 am by ChuộtConVôTình

» Avatar 7
Những chuyện đời thường quanh ta Empty15/4/2008, 11:44 am by ChuộtConVôTình

» Avatar 6
Những chuyện đời thường quanh ta Empty15/4/2008, 11:42 am by ChuộtConVôTình

Affiliates

free forum

    Những chuyện đời thường quanh ta

    ChuộtConVôTình
    ChuộtConVôTình
    Killer
    Killer


    Nam
    Tổng số bài gửi : 371
    Age : 2023
    Đến từ : HồChíMinh
    Nơi Ở : 282/39 Bùi Hữu Nghĩa .P2
    Sở Thích : Giết Người
    Tieu Diem :
    Những chuyện đời thường quanh ta Left_bar_bleue100 / 100100 / 100Những chuyện đời thường quanh ta Right_bar_bleue

    Tuổi : Những chuyện đời thường quanh ta 3
    Tâm Trạng : Những chuyện đời thường quanh ta 12
    Registration date : 29/03/2008

    Những chuyện đời thường quanh ta Empty Những chuyện đời thường quanh ta

    Bài gửi by ChuộtConVôTình 13/4/2008, 2:17 am

    Sự mất mát con người là mất mát lớn nhất


    Những chuyện đời thường quanh ta Pic

    Tìm hiểu qua bạn bè nó, chúng tôi mới biết rằng nó tham gia một cuộc đua xe đường dài, leo dốc với một đám thanh niên khác. Thế thì cũng chưa có gì là nghiêm trọng lắm. Tôi an ủi vợ tôi như vậy. Một vài năm nữa khi nó lớn chắc sẽ thay đổi. Nhưng không lẽ đua xe mà lại khiến con tôi thay đổi nhiều như thế. Tôi không hiểu nổi.
    Tôi phải cầm lòng để viết cho báo những dòng chữ này. Mọi bất hạnh diễn ra như một cơn ác mộng mà tôi không thể rũ bỏ được.
    Tôi lấy vợ sớm, cả hai chúng tôi đều có việc làm ổn định tại thành phố. Cuộc sống có thể nói là sung túc hơn so với khá nhiều người xung quanh. Đằng nội đằng ngoại tôi hiếm con, hiếm cháu cho nên tất cả đều kỳ vọng vào vợ chồng tôi. Nhiều lần cả mẹ đẻ lẫn mẹ vợ tôi cùng nhau đi chùa để cầu phúc xin cho vợ chồng tôi sinh quý tử. Cuối cùng sau ba năm vợ tôi cũng sinh được một đứa con trai. Và chúng tôi lập cả một chương trình nuôi dạy quý tử của mình. Ai mách về cách dạy dỗ con như thế nào là cô ấy về thực hiện ngay. Mỗi ngày một cách. Tôi cũng chăm sóc con theo cách riêng của mình. Mỗi ngày, tôi mua một thứ đồ chơi mới. Nó chơi một lúc, chán lại tháo tung ra. Cả phòng ngủ của nó giống như một cái kho chứa toàn đồ chơi. Vì chuyện đồ chơi mà chúng tôi cũng thỉnh thoảng cãi cọ nhau vì tôi tiêu quá nhiều tiền vào việc đó. Con tôi cứ lớn lên trong sự chăm bẵm như vậy. Cho đến khi nó lên mười tuổi thì chúng tôi không còn kiểm soát được nó nữa.
    Một lần vợ tôi mắng mỏ nó điều gì đó, nó trừng mắt lên nói hỗn. Cô ấy vô cùng ngạc nhiên vì từ trước đến nay nó chưa từng dám cãi mẹ nửa lời. Vì chuyện này mà cô ấy khóc suốt một tuần. Tôi gọi nó lại, bắt xin lỗi mẹ. Nó lầm lì không nói gì. Từ lúc ấy tôi hiểu rằng chúng tôi không hiểu gì về nó cả. Tôi an ủi vợ và động viên cô ấy quan sát đến những thay đổi tâm lý của con. Thế nhưng sau khi quan sát được ba ngày, vợ tôi còn chút nữa thì ngất. Đứa con nhỏ của tôi đã cùng đám bạn phì phèo thuốc lá trên miệng. Làm sao thế nhỉ, tôi có hút thuốc bao giờ đâu. Vợ tôi lôi con về, vừa khóc vừa đánh cho nó một trận. Nó không nói gì, chỉ lấy tay che đầu. Khuôn mặt vênh lên thách thức tất cả.
    Tôi muốn tìm hiểu xem con mình đang nghĩ gì. Cả buổi tối tôi đưa nó đi chơi, nó không nói một câu gì. Tôi cho nó ăn kem, ăn soài... tất cả những gì nó thích nhất. Nó vẫn ăn nhưng không tỏ thái độ. Chỉ trước khi đi ngủ nó mới bảo, bố mẹ chẳng hiểu gì con cả. Tôi sững người. Đứa trẻ mười tuổi mà nói với cha mẹ câu ấy thì điều gì đang diễn ra. Tôi không biết hút thuốc lá, lại nghe nói rằng hút thuốc có hại lắm. Nhưng con tôi đã hút. Tôi phải làm thế nào bây giờ, điều gì đang xảy ra trong đầu nó?
    Đêm đã khuya, vợ tôi khóc một hồi lâu, mệt quá đã thiếp đi. Tôi lặng lẽ mở cửa đi ra ngoài. Đêm tháng mười gió đã se lạnh. Đầu phố vẫn còn một quán nước nhỏ. Thế là tôi lững thững đi về phía ấy. Cô chủ quán mời một chén trà nóng rồi theo thói quen cô nhìn tôi hỏi: “Anh có hút thuốc không?”. Tôi xua tay từ chối. Nhưng đột nhiên cái ham muốn được biết cái cảm giác “hút thuốc” đang chế ngự con mình như thế nào. Tôi rút lấy một điếu thuốc và hút một hơi dài. Tôi ho sặc sụa vì hơi thuốc ấy. Tôi hút liền ba điếu. Chỉ thấy trong miệng đắng ngắt, tái tê, chẳng có gì ngon ngọt cả.
    Vợ tôi quyết định nghỉ việc để ở nhà trông con, đưa con đến trường. Cô ấy quyết định thực hiện kỷ luật sắt với con. Cô không cho nó ngủ riêng nữa mà phải ngủ trên một cái giường nhỏ kê riêng trong phòng ngủ của chúng tôi. Buổi sáng con học trong lớp thì mẹ ngồi ở cổng trường. Tiếng trống tan vừa đánh là cô ấy đứng chặn ngay ở cổng trường để đón con về. Nhờ thế mà trong vài năm sau đó, con tôi bình thường trở lại không gây ra điều gì khiến chúng tôi lo lắng. Tuy nhiên, nó không cởi mở với cha mẹ lắm. Để lấy lòng con, tôi ra sức mua cho nó mọi thứ nó yêu cầu dù những thứ nó thích bây giờ đắt gấp cả trăm lần những món đồ chơi ngày trước. Sau hai năm quản lý con, vợ tôi lại đi làm lại.
    Cho đến khi nó mười sáu tuổi thì mọi việc bắt đầu có nguy cơ không kiểm soát nổi. Đầu tiên nó đòi mua một cái xe máy. Vợ tôi nhất định không chịu vì sợ tai nạn giao thông xảy ra thì nó đứng lên giữa bữa cơm trưa và tuyên bố: Nếu không có xe máy thì nó không về ăn tối với cha mẹ được vì trường học ở xa. Đúng là cũng hơi xa vì trường cách nhà tôi một con phố dài ba trăm mét. Vợ tôi lồng lộn lên. Cô ấy quát mắng om xòm. Nhưng nó cứ trơ trơ ra rồi bỏ lên phòng.
    Hôm sau, khi đã hết chương trình thời sự buổi tối, nó vẫn chưa về. Vợ tôi liên tục phải hâm nóng lại thức ăn vì tưởng hai ba phút nữa là con về. Tôi đã lao ra trường mấy lần nhưng ở đó chẳng còn bóng người nào cả.
    Mười một giờ đêm nó mới về, tóc tai rũ rượi. Vợ tôi vừa giận vừa thương lao vào tát con, khóc lóc ầm ĩ. Nó đứng im, không khóc, không van xin. Hỏi đi đâu bây giờ mới về cũng không nói.
    Cuối cùng thì chúng tôi cũng phải mua cho nó một cái xe máy. Đi được một tuần, nó về bảo phải đổi xe khác vì cái xe này cổ rồi. Tôi điên lắm, quyết định phải dạy con vào nề nếp. Nhưng ngay thời điểm đó tôi lại phải đi công tác xa nhà. Mọi chuyện đều do vợ tôi quyết định. Vợ tôi hay khóc, hay nổi giận nhưng rất sợ con. Sau ba ngày, yêu cầu của nó được đáp ứng.
    Và từ tối đó, hôm nào vợ cũng gọi điện khóc với tôi vì cho đến mười một giờ con vẫn chưa về. Một buổi sáng, thấy mặt con đầy vết xước, vợ tôi mới hoảng hồn lên. Nó bảo do ngã xe. Nói xong nó lẳng lặng dắt xe đi. Vợ tôi giằng lấy chìa khóa. Nó mặc mẹ đứng đó, vẫy xe ôm đi học.
    Hai hôm sau, công an khu vực tìm đến nhà tôi. Hóa ra con tôi tham gia đua xe với một đám thanh niên. Tôi phải thu ngắn chuyến công tác lại. Nhưng cho đến lúc ấy thì tôi cảm thấy dường như hoàn toàn bất lực với con. Vợ tôi đã nhờ đến cả một anh cảnh sát khu vực đến răn đe nhưng vẫn không thành. Nó vẫn đi thâu đêm và sáng ra tôi nhìn hộp số xe máy thấy tăng thêm gần trăm km. Tức là nó vẫn đua xe. Tôi khùng lên không cho nó đi học nữa mà bắt nhốt ở nhà. Nó cũng giở trò nhất định không ăn uống gì cả. Bao nhiêu đồ ăn mẹ nó mang vào, nó đều không đụng tới. Vợ tôi sợ con đói lả đi nên đã giấu tôi thả nó ra. Thế là nó mang xe đi luôn. Ba ngày sau nó mới mò về. Quần áo tả tơi, mặt mũi tóp lại. Nó ăn uống nhồm nhoàm mặc cho mẹ nó khóc lóc hỏi han. Ăn xong, nó nằm ngủ ngay tại phòng khách.
    Tìm hiểu qua bạn bè nó, chúng tôi mới biết rằng nó tham gia một cuộc đua xe đường dài, leo dốc với một đám thanh niên khác. Thế thì cũng chưa có gì là nghiêm trọng lắm. Tôi an ủi vợ tôi như vậy. Một vài năm nữa khi nó lớn chắc sẽ thay đổi. Nhưng không lẽ đua xe mà lại khiến con tôi thay đổi nhiều như thế. Tôi không hiểu nổi.
    Trong một lần ra ngoại thành, tôi đi xe máy chầm chậm. Tôi chỉ đi với tốc độ 30 km một giờ thôi. Bỗng nhiên một đám thanh niên đi xe máy rú ga đánh võng trước mặt tôi. Chắc là chúng đua xe đây. Tự nhiên máu trong người tôi sôi lên. Con tôi mà bị trò đua xe này thay đổi ư? Không thể. Dường như tôi muốn tìm hiểu sao trò đua xe này lại khiến con tôi lao vào như thiêu thân vậy. Tôi rú ga, lượn một đường trước xe của đám thanh niên nọ. Thế là nháo nhác hết lên. Tiếng còi xe inh ỏi. Mấy người đi xe đạp rạp hết vào vệ đường. Tôi tăng ga với tốc độ rất cao. Đám thanh niên cũng tìm cách vượt lên. Đua độ 1 km, tôi táp vào ven đường và dừng lại. Chẳng có cảm giác gì đặc biệt cả. Tôi bỗng hoảng sợ vì nếu thế thì chắc chắn con tôi đang giấu tôi những chuyện khác chứ không phải là chuyện đua xe. Tôi kể cho vợ nghe. Cô ấy không tin.
    Nhờ một người bạn mách cho, chúng tôi quyết định đến văn phòng vệ sĩ để thuê người theo dõi con mình. Nhưng bọn trẻ bây giờ quả là tinh khôn. Dường như nó biết được điều ấy nên suốt ngày ở lỳ trong nhà, kêu ốm, nghỉ học. Nhưng khi bác sĩ đến khám bệnh thì nó nhất định không cho đụng vào người. Bác sĩ không nói gì chỉ yêu cầu vợ tôi mang cho ông ta xem những thức ăn còn lại của nó, rồi xem những bộ quần áo mới thay ra, kiểm tra cả cái cốc uống nước nữa.
    Tôi không hiểu gì, còn vợ tôi thì đã chảy nước mắt vì nghĩ rằng con tôi chắc mắc phải một thứ dịch bệnh nào đó. Bác sĩ vẫn kiểm tra qua những thứ yêu cầu và cuối cùng, lời tuyên án cũng đến. Ông ấy khẳng định rằng con trai tôi đã dùng ma túy. Tôi khựng người, mất hồn. Vợ tôi quỵ hẳn xuống. Thế là ông bác sĩ phải cấp cứu vợ tôi. Thằng con tôi nhân cơ hội đó trốn khỏi nhà luôn.
    Tỉnh dậy, việc đầu tiên vợ tôi làm không phải tìm con mà là nhào vào tôi khóc nức nở. Cô ấy sợ tôi lại thử dùng ma túy như tôi đã thử hút thuốc lá, thử đua xe để tìm hiểu con. Như sực tỉnh, vợ tôi chạy đến chiếc tủ cất giữ tiền bạc của gia đình và vội vã mở nó ra. Bao nhiêu vàng, đôla, cùng những gói tiền loại năm trăm ngàn đã biến mất. Cô ấy rũ tung đống quần áo của con lên và “keng” một cái, một chiếc chìa khóa rơi ra. Lập cập, run rẩy, cô ấy tra chiếc chìa khóa vào tủ. Chiếc chìa khóa vừa khít. Tiền dành dụm được chúng tôi vừa rút ở ngân hàng về để đi mua đất đã trở thành mây khói. Vợ tôi không còn khóc nổi nữa. Tôi ôm lấy vợ và bảo việc quan trọng là bây giờ phải tìm được con về và cai nghiện cho nó.
    Một tuần sau, nỗi bất hạnh đổ ập xuống đầu chúng tôi. Đứa con “quý tử” của tôi đã bị đâm chết trong một vụ đánh lộn. Tôi không thể kể được nỗi đau đớn mà chúng tôi phải gánh chịu khi đó. Vợ tôi kiệt sức nằm bẹp... Cô ấy cứ nằm thế cả tháng. Tôi sợ vợ tôi sẽ có những ý nghĩ tuyệt vọng nên buộc cô ấy phải trở dậy. Hai đứa chúng tôi lặng lẽ đưa nhau ra phố, mua vé vào nhà hát xem kịch,... Bây giờ tôi mới thấm thía câu nói của một nhân vật trong vở kịch của nhà văn Hữu Ước rằng: “Sự mất mát con người là mất mát lớn nhất”. Đấy là nỗi bất hạnh của cuộc đời tôi
    ChuộtConVôTình
    ChuộtConVôTình
    Killer
    Killer


    Nam
    Tổng số bài gửi : 371
    Age : 2023
    Đến từ : HồChíMinh
    Nơi Ở : 282/39 Bùi Hữu Nghĩa .P2
    Sở Thích : Giết Người
    Tieu Diem :
    Những chuyện đời thường quanh ta Left_bar_bleue100 / 100100 / 100Những chuyện đời thường quanh ta Right_bar_bleue

    Tuổi : Những chuyện đời thường quanh ta 3
    Tâm Trạng : Những chuyện đời thường quanh ta 12
    Registration date : 29/03/2008

    Những chuyện đời thường quanh ta Empty Re: Những chuyện đời thường quanh ta

    Bài gửi by ChuộtConVôTình 13/4/2008, 2:19 am

    Khoảng lặng giữa phố



    Những chuyện đời thường quanh ta 5-chotthay
    Lê Thiện Toàn (đứng) phục vụ khách tại quán cà phê Lặng

    Trong muôn hình vạn trạng quán cà phê ở TP, có những nơi bạn đến để lắng nghe và suy ngẫm chính mình...
    Trở thành một trào lưu, đặc biệt là một bộ phận giới trẻ, trong tuần thế nào họ cũng ghé đến những quán cà phê do những người có hoàn cảnh đặc biệt phục vụ. Với họ, đi uống cà phê cũng là cách “góp gió, cùng đồng hành và chia sẻ”. Hơn thế, họ còn học được nhiều điều bất ngờ từ cuộc sống quanh mình.

    Chia sẻ

    Nằm chìm khuất giữa con đường huyên náo Trần Huy Liệu, quận Phú Nhuận, quán cà phê mang một cái tên khá đặc biệt: “Lặng” - nhưng vẫn được nhiều người tìm đến. Trang trí đơn giản với gam màu chủ đạo là trắng, nổi bật trên tường bức ảnh nổi tiếng của tác giả Lưu Ngọc về một bé gái khiếm thính đang tập phát âm. Một góc khác là bức ảnh người khiếm thính đang biểu đạt qua động tác thủ ngữ hai chữ “công bằng”. Đặc biệt hơn, 3 nhân viên phục vụ đều là người khiếm thính. Khách đến đây phải dùng giấy viết hay ra hiệu thay cho lời nói. Không có những tiếng gõ ly lanh canh kêu tính tiền như quán cà phê bình thường, mọi người đều nhẹ tay ra hiệu như muốn chia sẻ những khiếm khuyết của người phục vụ.
    Theo chủ nhân của quán, quán vừa mở cửa vào dịp cuối năm 2005. Những người phục vụ khiếm thính đã nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới và làm việc khá hiệu quả. Anh Lê Thiện Toàn, nhân viên phục vụ, cho biết ngoài việc kiếm tiền phụ giúp gia đình, anh còn có niềm vui là chỉ dẫn mọi người sử dụng thủ ngữ để trò chuyện, bày tỏ tình cảm với nhau. Nơi đây còn là “điểm tập kết” truyện và sách cho trẻ em bất hạnh.

    Đồng cảm

    Một địa chỉ cũng trở nên thân thuộc là quán cà phê Hoa Anh Đào trên đường Nguyễn Hữu Cảnh, quận 1. Ra đời gần 2 năm, Hoa Anh Đào vẫn âm thầm tạo cơ hội việc làm cho những người chậm phát triển trí tuệ, giúp họ hòa nhập cộng đồng. “Mình đến quán vừa thư giãn, vừa ủng hộ những bạn bị khuyết tật. Sự có mặt của mình và các bạn như là cách “góp gió “, tiếp thêm sức cho các bạn kém may mắn tự tin để khẳng định mình” - anh Phạm Mạnh Thương, nhân viên Công ty LG, cho biết như thế.
    Nhiều vật trang trí ở Hoa Anh Đào giờ đã phôi pha theo thời gian nhưng lượng khách đến vẫn đông. Sinh viên, nhân viên văn phòng, doanh nhân... mỗi người một cách nghĩ, một tâm tư nhưng đều hội tụ tại quán. Cái cảm giác tới quán để làm “thượng đế” dường như không hiện diện. Và cả khoảng cách giữa những người phục vụ chậm phát triển trí tuệ với khách cũng chan hòa. Khách chẳng bận lòng với những lúng túng của nhân viên. Đồng cảm trở thành bầu không khí thân thiện thổi hồn vào quán, chan hòa theo âm nhạc, theo tâm trạng mỗi người và những giọt cà phê đặc quánh chậm rãi buông rơi.

    Học lắng nghe, học yêu thương

    Ở cà phê Hoa Anh Đào chúng tôi bắt gặp những dòng chữ lưu niệm quý giá là những lời đồng cảm, động viên cô chủ quán người Nhật Esaki Chisato cùng những nhân viên phục vụ đặc biệt của mình. Nhiều người thổ lộ sau khi đến quán, họ tìm thấy một cách nghĩ mới: Tự thay đổi chính mình, biết yêu thương cuộc sống, yêu thương mọi người hơn.
    Bạn Đình Chương, email dinhchuong... @yahoo.com, tâm sự: “Từ lâu mình đã để nỗi đau vì tình yêu của mình chiếm hết cuộc sống. Nhưng khi đến Hoa Anh Đào mình biết còn nhiều điều, nhiều người xung quanh để mình học hỏi và yêu thương hơn như những người phục vụ ở đây”.
    “Tôi đã lắng nghe im lặng đời tôi...” lời nhạc của Trịnh Công Sơn đã được chủ nhân quán Lặng mượn làm slogan của quán. Thật vậy, khách đến đây phải học cách lắng nghe, chăm chú với từng chữ viết, khẩu hình của người phục vụ. Mọi việc dường như chậm lại nhưng ẩn chứa suy tư, ẩn chứa khát vọng và cả những quãng lặng để nhìn lại chính mình.

    Phạm Thái Thanh
    ChuộtConVôTình
    ChuộtConVôTình
    Killer
    Killer


    Nam
    Tổng số bài gửi : 371
    Age : 2023
    Đến từ : HồChíMinh
    Nơi Ở : 282/39 Bùi Hữu Nghĩa .P2
    Sở Thích : Giết Người
    Tieu Diem :
    Những chuyện đời thường quanh ta Left_bar_bleue100 / 100100 / 100Những chuyện đời thường quanh ta Right_bar_bleue

    Tuổi : Những chuyện đời thường quanh ta 3
    Tâm Trạng : Những chuyện đời thường quanh ta 12
    Registration date : 29/03/2008

    Những chuyện đời thường quanh ta Empty Re: Những chuyện đời thường quanh ta

    Bài gửi by ChuộtConVôTình 13/4/2008, 2:19 am

    Chị là chị dâu tôi hay là thánh thần


    Những chuyện đời thường quanh ta Untitled

    Chúng tôi đều nghĩ rằng, chính vì chị đã mang căn bệnh chết người đến cho anh tôi nên chị phải làm tất cả trong im lặng, không một lời kêu ca như để chuộc tội. Nhưng rồi đến một ngày, anh tôi đã kể cho tôi nghe câu chuyện về anh.


    Kính gửi Tòa soạn Báo ANTG Cuối tháng!

    Hôm nay, tôi xin được viết lá thư này gửi đến Tòa soạn. Lời đầu thư, tôi kính chúc Báo ANTG Cuối tháng an khang thịnh vượng và mỗi ngày một hay hơn. Trong lá thư này, tôi xin được kể câu chuyện về một người phụ nữ mà cho đến bây giờ tôi không biết đấy là chị dâu tôi hay là thánh thần. Tôi nói vậy vì tất cả những gì tôi đã chứng kiến về người phụ nữ này ở ngay trong gia đình tôi gần mười năm.
    Chỉ trước khi anh tôi mất chừng một tháng, anh mới kể cho tôi nghe câu chuyện này. Câu chuyện xảy ra đã lâu những tôi vẫn không thể nào quên từng chi tiết nhỏ anh kể cho tôi nghe. Anh tôi mất vì nhiễm căn bệnh thế kỷ. Khi biết anh tôi mắc căn bệnh đó, cả gia đình tôi bàng hoàng, đau đớn. Rồi không ai bảo ai, các thành viên trong gia đình tôi đều nghi chị dâu tôi là người đã truyền căn bệnh đó cho anh tôi. Những ngày tháng đó, một không khí thù hận đối với chị dâu tôi luôn luôn trùm lên gia đình tôi. Chúng tôi đã gặng hỏi, thậm chí truy ép anh tôi nhiều lần về chuyện đó. Nhưng lần nào anh cũng nổi giận và nói gia đình tôi không được phép nghi oan cho chị ấy. Anh tôi nói tất cả là do anh ấy và rất có lỗi với vợ và gia đình nhà vợ.
    Không một ai trong gia đình chúng tôi tin chị dâu tôi trong sáng mà vẫn sẵn sàng làm vợ một người mắc căn bệnh thế kỷ. Vì trong mắt của gia đình, anh trai tôi là người con ngoan, người anh gương mẫu và còn là một công chức sáng giá thì làm sao dính vào căn bệnh đó được. Vả lại, những người mắc bệnh này tuổi thọ của họ không cao, bệnh dễ lây và điều quan trọng là khi người đời biết họ sẽ dè bỉu và xa lánh, một căn bệnh nói lên một lối sống sa đọa. Tất cả chúng tôi đều nghĩ, nếu không phải chị dâu tôi truyền căn bệnh cho anh thì sao chị dâu tôi phải chung sống và chăm sóc anh hết mực suốt gần mười năm cho đến ngày anh tôi ra đi.
    Tuy gần mười năm sống trong gia đình tôi, chị dâu tôi hết lòng chăm sóc anh tôi và đối xử hết sức hiếu thảo đối với cha mẹ chồng nhưng chúng tôi vẫn mang trong lòng một mối hận vì nghĩ chị dâu tôi đã đưa anh tôi tới cái chết. Chúng tôi đều nghĩ rằng, chính vì chị đã mang căn bệnh chết người đến cho anh tôi nên chị phải làm tất cả trong im lặng, không một lời kêu ca như để chuộc lại một phần tội lỗi của mình. Nhưng rồi đến một ngày, anh tôi đã kể cho tôi nghe câu chuyện về anh.
    Trước khi cưới khoảng hai tháng, anh tôi thấy vô cùng mệt mỏi và sút cân. Anh tôi đi khám và vô cùng kinh hoàng khi biết rằng anh có HIV. Sau một tuần, anh cố trấn tĩnh và đã nói hết sự thật với chị dâu tôi. Anh xin chị dâu tôi tha thứ và xin hủy bỏ đám cưới. Nghe tin ấy, chị dâu tôi đã suy sụp tưởng không thể đứng lên được nữa. Nhưng sau đó một tháng, chị gặp anh tôi và nói: "Em muốn chúng ta tổ chức lễ cưới". Anh tôi kiên quyết chối từ. Anh nói lúc đó anh không hiểu vì sao chị lại có thể làm như thế. Nhưng chị dâu tôi đã khuyên giải anh và nói chị ấy không thể bỏ anh trong lúc này. Chị ấy nói vẫn yêu anh và càng thương anh hơn nhiều. Chị muốn ở bên anh tôi để động viên và giúp đỡ anh. Gia đình tôi không hề hay biết chuyện gì và náo nức chuẩn bị lễ cưới cho anh tôi. Chị đã về làm dâu nhà tôi lạ lùng như thế mà chính anh tôi cũng không dám tin đó là sự thật.
    Sau khi trở thành vợ anh tôi, chị muốn được sống với anh như một người vợ thực sự. Tất nhiên, chị dâu tôi biết hai người không thể sinh con vì khi quan hệ sinh lý với người mắc căn bệnh này phải dùng phương tiện để ngăn ngừa sự truyền nhiễm bệnh. Tất cả những chuyện đó chị dâu tôi hoàn toàn chủ động. Nhưng anh tôi đã khước từ biết bao nhiêu lần trong gần mười năm chung sống. Chị dâu tôi đã an ủi, động viên và cả giải thích với anh tôi. Nhưng anh tôi đã khóc mang ơn chị và xin chị tha thứ. Có lần anh quỳ trước chị dâu tôi vái lạy và nói: "Em không phải là người, em là thánh thần. Chỉ có thánh thần mới đối xử như thế với anh. Anh xin em, anh lạy em. Kiếp kiếp anh mang ơn em". Anh tôi cũng là một người đàn ông như bao người đàn ông khác.
    Trong hai, ba năm đầu của đời sống vợ chồng, nhiều lúc đòi hỏi sinh lý làm anh tôi không sao chịu được. Nhưng trước chị dâu tôi, càng ngày anh tôi càng mang ý nghĩ chị là vị thánh. Chính sự kính trọng đến thiêng liêng mà anh tôi không cho phép mình làm bất cứ điều gì khác.
    Anh tôi không hiểu vì sao biết mình mắc căn bệnh hiểm nghèo và sẽ chết dù sớm hay muộn mà anh vẫn cưới chị. Anh tôi vô cùng đau khổ vì chuyện đó. Có phải anh là người ích kỷ chỉ biết đến mình không. Nhưng chị dâu tôi nói là đến với anh tự nguyện, chị yêu anh, hiểu anh. Chị biết lúc này anh đang rất cần có người thân yêu hiểu anh ở bên cạnh. Chính vì tình thương yêu vô bờ của chị đối với anh tôi mà anh không bao giờ nghĩ đến việc chăn gối với chị. Bởi anh hoàn toàn coi chị như một vị thánh và anh tôi chỉ còn sự kính trọng vô cùng thiêng liêng trước chị dâu tôi mà thôi. Gia đình tôi không hay biết gì về chuyện đó mà chỉ thấy anh tôi sống vui hơn và tự tin hơn. Anh thường nói với mẹ tôi là anh tôi có chết cũng không ân hận gì lắm, vì anh đang được sống những năm tháng có ý nghĩa thật sự.
    Khi kể câu chuyện của anh chị cho tôi nghe, anh tôi đã hứa với chị dâu tôi không kể câu chuyện này cho ai. Nhưng anh tôi thấy phải kể cho tôi biết chị dâu tôi là một người như thế nào. Quả thực lúc đầu tôi hết sức bàng hoàng. Tôi không nghĩ trên đời này lại có những con người dám hy sinh cá nhân mình và có một tấm lòng nhân ái rộng lớn đến như vậy mặc dù chị dâu tôi cũng chỉ là một người phụ nữ bình thường như hàng triệu người phụ nữ khác trên thế giới.
    Sau khi đoạn tang chồng, chị dâu tôi xin được trở về nhà mẹ đẻ. Lúc ấy gia đình tôi đã biết được chị hy sinh cho anh tôi như thế nào. Ngày chị dâu tôi rời gia đình tôi, cả nhà tôi khóc tiễn chị. Tôi đã quỳ xuống trước chị như anh tôi ngày nào và rập đầu lạy chị. Bản thân lòng tôi lúc đó cũng đã coi chị như Phật sống. Chỉ có một tấm lòng đầy Phật tính mới có thể sống nhân ái và dám hy sinh vì sự đau khổ của người khác như chị dâu tôi.

    Kính thưa Tòa soạn!

    Sau đó, chị dâu tôi có đi bước nữa tuy lúc đó chị đã 37 tuổi. Một người đàn ông đã thực sự thương yêu chị và bước qua mọi dị nghị, đồn đại để đến với chị. Thế rồi họ đã sinh được một đứa con trai kháu khỉnh. Gia đình nhỏ của chị đã sống thật hạnh phúc cho đến bây giờ. Tôi viết lá thư này và muốn được đăng trên báo không phải để thanh minh một điều gì đó cho chị mà để một lần nữa cúi lạy trước chị. Tôi cũng muốn mọi người biết câu chuyện này và hiểu rằng trong cuộc đời có những con người đã hy sinh vì người khác như vậy. Cho đến bây giờ, tôi vẫn nhiều lúc thẫn thờ và tự hỏi: Chị là chị dâu tôi hay là thánh thần.

    Kính chúc Tòa soạn an khang thịnh vượng.

    Đ.V.N
    ChuộtConVôTình
    ChuộtConVôTình
    Killer
    Killer


    Nam
    Tổng số bài gửi : 371
    Age : 2023
    Đến từ : HồChíMinh
    Nơi Ở : 282/39 Bùi Hữu Nghĩa .P2
    Sở Thích : Giết Người
    Tieu Diem :
    Những chuyện đời thường quanh ta Left_bar_bleue100 / 100100 / 100Những chuyện đời thường quanh ta Right_bar_bleue

    Tuổi : Những chuyện đời thường quanh ta 3
    Tâm Trạng : Những chuyện đời thường quanh ta 12
    Registration date : 29/03/2008

    Những chuyện đời thường quanh ta Empty Re: Những chuyện đời thường quanh ta

    Bài gửi by ChuộtConVôTình 13/4/2008, 2:20 am

    Chúng tôi đã "giết chết" một người bạn



    Những chuyện đời thường quanh ta Buon12-1205

    Vất vả lắm chúng tôi mới biết thông tin về S: Sau khi bị nhà trường gửi công văn đến địa phương thông báo về đạo đức của mình, S đã phải chịu quá nhiều tai tiếng và những ánh mắt khinh bỉ của hàng xóm. S đã xin đi khai hoang ở một huyện miền núi.

    Kính gửi các anh, các chị Báo ANTG Cuối tháng!

    Năm nay tôi đã gần bảy mươi tuổi. Cái tuổi mà con cháu đã có thể chúc thọ được rồi. Tôi đã chứng kiến biết bao câu chuyện cuộc đời. Nhưng có một câu chuyện mà tôi không thể nào quên được. Tôi viết lá thư này gửi các anh, các chị trong Tòa báo để kể lại câu chuyện mà tôi là một người liên quan đến câu chuyện đó. Hy vọng, câu chuyện của tôi nếu được in lên sẽ nói với bạn đọc gần xa một điều gì đó về cuộc đời này.
    Câu chuyện xảy ra vào năm cuối cùng trong đời sinh viên của tôi, ở ký túc xá mà tôi ở lúc đó. Một hôm, chúng tôi đi tập quân sự. Duy chỉ có một người trong phòng kêu ốm và ở lại. Người đó là S, quê ở Thanh Hóa. Buổi chiều trở về, tôi sắp xếp lại đồ đạc cá nhân và hoảng hốt nhận ra một chỉ vàng của tôi không cánh mà bay. Đó là chỉ vàng mà cha mẹ cho để mua xe đạp đi làm sau khi tôi ra trường. Ngay lúc đó, tôi nhìn S đang nằm quay mặt vào tường và hoàn toàn tin rằng S đã lấy cắp chỉ vàng của tôi. Tôi đề nghị mọi người trong phòng cho tôi khám tư trang của họ. Cuộc khám xét không thành công.
    Nhưng qua phân tích của chúng tôi và qua thái độ hoang mang của S, chúng tôi đều tin S đã giả ốm ở nhà để lấy cắp chỉ vàng của tôi. Chúng tôi đã báo cáo sự việc với nhà trường. Bảo vệ nhà trường cho biết, buổi sáng chúng tôi đi tập quân sự thì S có ra khỏi trường khoảng một giờ đồng hồ. Mặc dù S cả quyết không hề lấy cắp chỉ vàng ấy, nhưng chúng tôi và nhà trường đã tiến hành nhiều cuộc họp để chất vấn và khẳng định thủ phạm vụ trộm đó là S.
    Một tuần sau, chúng tôi phát hiện S mang một tải mì sợi ra ga tàu mang về quê. Chúng tôi túm lại hỏi S lấy tiền đâu mà mua mì sợi. S không nói gì mà ôm mặt khóc. Năm đó, nhà trường đã không xét tốt nghiệp cho S mặc dù học lực của S rất khá, với lý do đã có hành vi đạo đức xấu và không trung thực với tội lỗi của mình. Chúng tôi hồ hởi nhận bằng tốt nghiệp và quyết định phân công công tác. Chỉ có S không được nhận bằng tốt nghiệp và tạm thời không được phân công công tác. Đồng thời nhà trường có công văn gửi về địa phương S sinh sống đề nghị địa phương theo dõi và giáo dục S. Khi nào địa phương chứng nhận S đã hối cải và tiến bộ thì nhà trường sẽ xem xét giải quyết trường hợp của S.
    Thời gian cứ thế trôi đi. Một số bạn bè học cùng chúng tôi vẫn có liên lạc với nhau. Duy chỉ có S là không ai biết rõ ràng ở đâu và làm gì. Nhà trường cho biết, S cũng không quay lại trường để xin cấp bằng và phân công công tác.
    Ngày tháng trôi qua, tôi chẳng còn nhớ tới chỉ vàng bị lấy cắp năm xưa. Trong đám bạn bè tôi, có những người rất thành đạt. Đặc biệt H đã trở thành một người rất giàu có bằng năng lực và sức lao động của chính anh. Anh là một người được xã hội biết đến.
    Một hôm, sau ngày tôi vừa nghỉ hưu, có một thanh niên mang đến nhà tôi một lá thư và một cái hộp giấy nhỏ. Anh thanh niên nói là một người nhờ chuyển, nhưng lại nói là không nhớ tên người đó. Tôi băn khoăn và hồi hộp mở thư ra. Lá thư chỉ vẻn vẹn mấy dòng: "Anh P thân mến, tôi xin được gửi trả lại anh chỉ vàng mà tôi đã lấy của anh cách đây mấy chục năm. Tôi sẽ đến gặp anh để xin anh thứ tội. Kính". Đọc thư xong, tôi thực sự bàng hoàng. Lá thư không ký tên. Tôi không còn nhận được chữ đó là của ai viết nữa. Tôi đoán đó là thư của S. Tôi mở chiếc hộp giấy nhỏ và nhận ra trong đó có một chỉ vàng. Đó là một chỉ vàng mới. Không hiểu tại sao lúc đó nước mắt tôi chảy ra giàn giụa. Lúc này tôi mới thực sự nghĩ đến S với một nỗi xót thương. Ngày ấy, S là sinh viên nghèo nhất trong lớp. Bố S mất sớm. Mẹ S phải tần tảo nuôi năm anh chị em S ăn học. Có lẽ vì thế mà trong một phút không làm chủ được mình, S đã trở thành một kẻ ăn cắp. Nếu lúc đó, chúng tôi có được sự xót thương như bây giờ thì có lẽ chúng tôi không đẩy S vào tình cảnh như ngày ấy.
    Sau khi nhận được lá thư và chỉ vàng, tôi hầu như mất ăn, mất ngủ. Có một nỗi ân hận cứ xâm chiếm lòng tôi. Ngày ngày tôi đợi S đến tìm. Tôi sẽ nói với S là tôi tha thứ tất cả và tôi cũng xin lỗi S vì lòng tôi thiếu sự thông cảm và thiếu vị tha.
    Một buổi sáng có tiếng chuông cửa. Tôi vội chạy ra mở cửa. Người xuất hiện trước tôi không phải là S mà là H. Tôi reo lên: "Ối, hôm nay sao rồng lại đến nhà tôm thế này". Khác với những lần gặp gỡ trước kia, hôm đó gương mặt H trầm tư khác thường. Tôi kéo H vào nhà và nói ngay: "Mình vừa nhận được thư thằng S. Cậu có biết nó viết gì không? Nó hứa trả lại tôi chỉ vàng và nói sẽ đến gặp tôi để xin lỗi". Khi tôi nói xong, H bước đến bên tôi và nói: "Anh P, anh không nhận ra chữ viết của tôi ư. Tôi chính là người viết lá thư đó. Tôi chính là người đã ăn cắp chỉ vàng của anh". Nói xong, H như đổ vào tôi và khóc rống lên. Tôi vô cùng bàng hoàng và không tin đó là sự thật. Khóc xong, H đã kể cho tôi nghe tất cả sự thật. Vì cũng muốn mua một chiếc xe đạp sau khi tốt nghiệp đi làm, H đã tìm cách lấy trộm chỉ vàng. Và suốt thời gian qua, H rất ăn năn và luôn tìm kiếm S để chuộc lỗi. Thế rồi chúng tôi quyết định về quê S mặc dù biết S không còn sinh sống ở quê đã lâu.
    Vất vả lắm chúng tôi mới biết thông tin về S: Sau khi bị nhà trường gửi công văn đến địa phương thông báo về đạo đức của mình, S đã phải chịu quá nhiều tai tiếng và những ánh mắt khinh bỉ của hàng xóm. S đã xin đi khai hoang ở một huyện miền núi.
    Nghe vậy, chúng tôi lại tức tốc lên đường tìm đến nơi S đang sinh sống. Ở đó S sống cùng vợ con trong một ngôi nhà gỗ đẹp dưới chân một dãy đồi. S trồng trọt và mở một trang trại chăn bò lớn. Trông anh già hơn tuổi nhưng khỏe mạnh và đôi mắt nhân ái vô cùng. Cả ba chúng tôi ôm lấy nhau mà khóc.
    Tôi và H quyết định ngủ lại một đêm với S. H xin S cho H được kể sự thật cho vợ con S nghe để họ thanh thản và hãnh diện về chồng, về cha mình và H muốn được tạ lỗi với vợ con S. Nhưng S gạt đi và nói: "Chưa bao giờ họ tin tôi là kẻ ăn cắp". Trước khi chia tay nhau, H cầm tay S khóc và nói: "Mình có tội với cậu. Cậu đã tha tội cho mình. Nhưng mình muốn được trả một phần nhỏ cái nợ lớn mà đời mình đã mang nợ với cậu. Hãy nói mình phải trả nợ cậu như thế nào". S mỉm cười và nói: "Ông đã trả hết nợ rồi". Khi tôi và H còn chưa hiểu ý thì S nói: "Việc ông nói ra sự thật về tội lỗi của ông là ông đã trả hết nợ rồi. Đừng nghĩ gì về chuyện cũ nữa. Mà thực ra, ông nợ chính ông nhiều hơn là ông nợ tôi. Nợ người dễ trả hơn nợ chính mình". Cho đến lúc đó, tôi mới thực sự hiểu con người S. Tôi hiểu ra một điều gì đó thật xúc động, thật sâu sắc về cuộc đời này. Hóa ra, có những tâm hồn lớn lao và cao thượng lại nằm trong những con người khốn khó và giản dị như thế.
    Cũng trong cái đêm thức với S tại ngôi nhà gỗ của anh, chúng tôi mới biết những ngày đi học, khi nghỉ học, S vẫn đi quay mì sợi thuê để mua mì sợi cứu đói cho gia đình. Chúng tôi đã không hiểu được bạn bè mình. Chúng tôi đã làm cho một con người như S nếu không có nghị lực, không có lòng tin có thể dễ dàng rơi vào tuyệt vọng.
    Thưa các anh, các chị, câu chuyện tôi kể cho các anh, các chị chỉ có vậy. Nhưng với tôi đó là một bài học về con người và về cuộc đời. Kính chúc các anh, các chị trong Tòa báo mạnh khỏe, an khang và thịnh vượng.

    Thân ái
    Đ. V. P
    ChuộtConVôTình
    ChuộtConVôTình
    Killer
    Killer


    Nam
    Tổng số bài gửi : 371
    Age : 2023
    Đến từ : HồChíMinh
    Nơi Ở : 282/39 Bùi Hữu Nghĩa .P2
    Sở Thích : Giết Người
    Tieu Diem :
    Những chuyện đời thường quanh ta Left_bar_bleue100 / 100100 / 100Những chuyện đời thường quanh ta Right_bar_bleue

    Tuổi : Những chuyện đời thường quanh ta 3
    Tâm Trạng : Những chuyện đời thường quanh ta 12
    Registration date : 29/03/2008

    Những chuyện đời thường quanh ta Empty Re: Những chuyện đời thường quanh ta

    Bài gửi by ChuộtConVôTình 13/4/2008, 2:20 am

    Người lớn không phải ai cũng vậy !?



    Những chuyện đời thường quanh ta Pic

    TT - Thằng nhóc khoảng chừng chín, mười tuổi. Hằng ngày, trên đường đến cơ quan tôi vẫn thường gặp nó. Vai khoác bao bố, tay cầm móc sắt thọc vào bất cứ chỗ nào có thể để rồi moi lên khi thì cái chai nhựa bẹp, lúc là dăm miếng sắt gỉ...

    Hôm ấy trời mưa, tôi đi làm muộn. Thấy một đám đông xúm đen xúm đỏ trước cửa một căn nhà sang trọng hai mặt phố là đại lý bán vật liệu xây dựng, miệng không ngớt chửi rủa, bàn tán..., tôi tò mò dừng xe.

    - Nhặt rác gì nó! Có mà quân đầu trộm đuôi cướp đi rình mò xem nhà nào sơ hở để chôm đồ.

    - Liệu có đổ oan cho nó không?- giọng một người phụ nữ - Hôm nào nó chẳng tha thẩn nhặt rác ở khu vực này mà có ai mất cái gì bao giờ đâu?

    “Cháu... cháu không lấy thật mà!...” - tiếng thằng bé vang lên yếu ớt. Thằng bé chắc bị ai đó đánh đau đang nằm co quắp tự vệ bên vũng nước, người bê bết bùn đất. Thấy tôi, thằng bé ngẩng lên nhìn, ánh mắt như cầu cứu. Tôi toan bước vào đỡ thằng bé dậy thì có tiếng con gái lanh lảnh trong ngôi nhà vọng ra: “Mẹ ơi, đây rồi! Con tìm thấy ở gầm cầu thang; sáng cất vào mà quên mất...”.

    Đám đông lục tục giải tán. Người đàn bà vu cho thằng bé ăn cắp cái cân của mình không thèm đỡ nó dậy, trước khi quày quả quay vào nhà còn buông thõng một câu: “May cho mày đấy!” (!).

    Tôi phủi quần áo cho thằng bé. Thằng bé nhìn tôi: “Cháu không sao đâu cô ạ!”. Tôi móc túi đưa cho nó tờ mười nghìn đồng. Nó lắc đầu, cảm ơn rồi nhìn tôi và hỏi một cách nghiêm túc: “Người lớn không phải ai cũng vậy đâu cô nhỉ?”.

    ĐẠM MINH (Thái Bình)
    ChuộtConVôTình
    ChuộtConVôTình
    Killer
    Killer


    Nam
    Tổng số bài gửi : 371
    Age : 2023
    Đến từ : HồChíMinh
    Nơi Ở : 282/39 Bùi Hữu Nghĩa .P2
    Sở Thích : Giết Người
    Tieu Diem :
    Những chuyện đời thường quanh ta Left_bar_bleue100 / 100100 / 100Những chuyện đời thường quanh ta Right_bar_bleue

    Tuổi : Những chuyện đời thường quanh ta 3
    Tâm Trạng : Những chuyện đời thường quanh ta 12
    Registration date : 29/03/2008

    Những chuyện đời thường quanh ta Empty Re: Những chuyện đời thường quanh ta

    Bài gửi by ChuộtConVôTình 13/4/2008, 2:20 am

    Bắc cầu Kiều trên đôi chân tật nguyền


    Những chuyện đời thường quanh ta Download_image(115729)

    Cô giáo Huỳnh Thị Xinh được người dân phường Hoà Hiệp gọi bằng cái tên trìu mến: "Cô giáo làng!". Cô giáo Xinh 37 tuổi và đã có hơn 10 năm mở lớp học tình thương cho trẻ em nghèo của vùng Hoà Hiệp Nam, Hoà Khánh, Đà Nẵng.
    Tật nguyền do nhiễm chất độc da cam từ người cha, với đôi nạng gỗ, cô đã bắc cầu Kiều cho hơn năm trăm em nhỏ. Không được đào tạo về nghiệp vụ sư phạm, thế nhưng bao thế hệ học trò của cô giáo Xinh giờ đây đã trưởng thành, nhiều em tốt nghiệp đại học...

    Từ đôi chân tật nguyền...

    Đến phường Hoà Hiệp Nam, thuộc quận Liên Chiểu, "lọ mọ" hỏi 2 - 3 lần tôi mới tìm ra lớp học của cô Xinh. Chiếc xe lăn màu xanh đang dựng trước con hẻm nhỏ đã giúp tôi đoán đúng địa chỉ. Thấy tôi tần ngần, một người hàng xóm đon đả: "Anh tìm cô giáo làng bị tật hả? Đó... đó kìa, đang chống nạng đó! Mấy đứa con tui cũng học ở đó. Cô dạy có tâm lắm! Mấy anh em xe ôm đón khách ở đây hay nói nhỏ với nhau, cô đang bắc cầu Kiều bằng nạng gỗ ...".
    Mở đầu dăm ba câu hỏi thăm, cô Xinh đi thẳng vào chuyện, bằng giọng "rặt" Quảng. Sinh ra trong một gia đình nghèo, đông anh chị em, lúc mới sinh được 7 tháng, cơn sốt đã làm cho đôi chân cô bại liệt. Thế là, đôi nạng gỗ đã gắn với cô từ đấy. Mới đầu, nhìn con mình tật nguyền đi lại khó khăn, cha mẹ cô cứ lắc đầu thở dài.
    Vừa nói cô vừa chỉ vào đôi chân đã bị teo nhỏ xíu: "Thấy mấy đứa trẻ trong xóm cùng tuổi nhởn nhơ xách cặp đi ngoài đường, tôi không chịu ở yên, cứ muốn lê chân ra ngoài. Rồi tôi đòi gia đình cho đi học, năn nỉ mãi cuối cùng cha mẹ cũng đồng ý. Buổi sáng đến trường, tôi phải đi thật sớm để khỏi bị muộn, tan học, đợi bạn bè ra khỏi lớp hết tôi mới lê đôi nạng ra về. Tôi nhớ, lớp học của tôi nằm ở lầu 2, nên lên xuống cầu thang tôi phải mất 10 - 15 phút, tôi không muốn vì mình mà các bạn phải đợi.
    Những ngày trời nắng đối với tôi là một cực hình, chân tôi chẳng mang được dép. Trời nắng, đường nóng, có khi đến lớp học cách nhà gần 1km đôi chân tôi bỏng rộp. Nhiều đứa bạn thương tình đi học cạnh tôi bẻ theo một nắm lá cây tới chỗ nào nắng thì thả xuống cho tôi đi. Thời đấy nghèo lắm, làm gì có xe đạp, xe lăn mà đi học. 12 năm trời ròng rã đến trường bằng đôi nạng gỗ, tôi chưa vắng một buổi học"...
    Cô nhìn đồng hồ, đã đến giờ học, đành dở câu chuyện và lê đôi nạng vào lớp. Nhóm học trò nhanh chóng ngồi vào bàn, điểm danh một lượt, cô ra bài kiểm tra. Tranh thủ các em làm bài, cô kể tiếp: "Những khiếm khuyết, khổ cực không thể ngăn cản tôi học, từ năm cấp 1 rồi đến cấp 2, tôi luôn đứng nhứt, nhì trong lớp. Tôi học đều tất cả các môn học, đến năm cấp 3, tôi thiên về các môn xã hội. Người ta còn có tiền đi học thêm dưới phố, chứ tôi điều kiện thì chẳng có nên tự học mà thôi.
    Học xong cấp 3, suy đi tính lại mãi, chẳng biết có nên thi vào đại học hay không? Tôi thích làm giáo viên nhưng tật nguyền như tôi chắc chắn sẽ không đủ tiêu chuẩn để thi vào trường đó. Nộp đơn thi liều vào khoa Ngoại ngữ của Trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng, nhưng rủi cho tôi chỉ thiếu một ít điểm, thế là giấc mộng vào đại học không thành. Lẽ nào trở thành gánh nặng cho gia đình suốt đời? Tôi mạnh dạn đăng ký vào học tại Trung tâm ngoại ngữ và vi tính với ý nghĩ trong đầu: "Kiến thức này có thể giúp mình tìm được một công việc sau này".

    Những chuyện đời thường quanh ta Download_image(115728)

    Cô Xinh lê đôi nạng xuống từng bàn chỉ bài cho học sinh.


    Đến lớp học tình thương

    Sau khi nhận chứng chỉ tin học văn phòng và tiếng Anh, cô Xinh dự định đi tìm việc làm. "Người có đủ chân tay xin việc còn khó, huống hồ là người khuyết tật như tôi" - cô nghĩ. Cả xóm lao động nghèo khi người lớn lo bươn chải kiếm ăn từng bữa, thấy lũ trẻ tóc khét lẹt mùi nắng, người đen nhẻm, ốm nhom thường chạy chơi ngoài đường, cô kêu lại chỉ chúng bài toán, câu tiếng Anh. Lần nào cũng được cô chỉ vẽ tận tình dễ hiểu nên bọn trẻ cứ tụm năm tụm ba nhờ cô bày.
    Một lần nọ, một phụ huynh dắt đứa trẻ đến nhà đề nghị cô mở lớp dạy kèm, mới đầu cô e ngại: "Tui rảnh thì giúp mấy đứa nhỏ chứ mở lớp thì không được vì tui đâu có bằng cấp nghiệp vụ chi mô. Tôi từ chối khéo". Thế nhưng, nhìn mấy đứa nhỏ suốt ngày chỉ mê chơi, cô cầm lòng không đậu. Đến năm 1995, lớp học tình thương ra đời. Cô giáo Xinh tiếp nhận tất cả các học sinh nghèo từ cấp 1 đến cấp 2.
    Căn nhà cũ kỹ ọp ẹp của gia đình cô với bàn ghế ăn cơm, bàn học được tận dụng tối đa cho bọn trẻ ngồi. Từ sáng đến chiều, hễ bọn nhỏ cắp sách từ trường trở về là chạy sang lớp học này. Đến năm 2002, người anh của cô làm lại nhà, UBND phường, Hội Chữ thập Đỏ quận cũng ủng hộ 5 triệu đồng xây cho một căn phòng riêng rộng hơn 50m2 ở phía sau để làm phòng dạy học. Lớp học tình thương của cô Xinh giờ đây ngày 2 buổi sáng chiều đều nghe tiếng bọn trẻ đọc bài ê a.
    Buổi tối bắt đầu từ 18 giờ, cô Xinh lại lăn xe ra ngôi nhà 903 Nguyễn Lương Bằng của người anh trai, mượn phòng sau bếp để dạy cho các học sinh từ lớp 5 đến lớp 7. Cô nói với vẻ tự hào: "Nhiều người nói tôi lo cho thân mình chưa xong làm sao lo nổi cho bọn trẻ. Thế mà, lớp học cứ đông dần, nhiều tháng hè học trò ngồi chật cả lớp, căn phòng nhỏ giờ đây trở nên quá tải".
    "Làm sao cô cập nhật được cách dạy mới khi chương trình cải cách liên tục?" - tôi thắc mắc. Không do dự, cô trả lời: "Mới đầu, nghĩ tới điều đó, tôi cũng lo lắm, cũng may tôi nhờ mấy người bạn là giáo viên chỉ giúp. Tôi mua thêm sách nâng cao, tự nghiên cứu tìm ra cách dạy cho học trò dễ hiểu là được. Cấp 1, tôi dạy tất cả các môn, cấp 2 tôi chỉ dạy toán. Chương trình cũng dễ, vả lại dạy riết rồi thành quen".
    Hết giờ kiểm tra, cô thu bài và đi vào tiết học mới. Tôi ngồi phía sau nhìn cô giảng bài. Cô dõng dạc: Cho một tam giác cân ABC, có đường cao AH... những đôi mắt đen láy nhìn lên bảng. Một tay cô chống vào nạng, một tay cô cầm cây viết lông vừa vẽ hình vừa giảng một cách say sưa. Phòng học im lặng, chỉ có tiếng chuyển động của đôi nạng gỗ từ bàn này tới bàn khác để chỉ học trò cách giải...
    Tranh thủ giờ giải lao, tôi hỏi em Huỳnh Thị Thanh Nguyên học lớp 7/4 Trường THCS Lê Anh Xuân về lớp học tình thương này, em nói: "7 năm nay, con học với cô giáo Xinh, em của con tên Huỳnh Thị Mỹ Hạnh đang học lớp 4 cũng được cô dạy nữa. Cô Xinh dạy tận tình lắm, mấy tụi con ai cũng thích học cô vì cô giảng dễ hiểu lắm. Bài học nào cô cũng giảng đi giảng lại rồi kiểm tra bài kỹ càng nên tụi con rất yên tâm".
    Cả ngày, từ sáng đến tối, lớp học tình thương này cứ cuốn lấy cô. Có lần, mấy đứa học trò về méc lại khi bị cô giáo chủ nhiệm ở trường cho điểm thấp vì không chịu đi... học thêm, thậm chí nhiều giáo viên còn nói cô... cướp cơm của họ. Lúc ấy, cô buồn lắm, rồi đến tận trường và tâm sự với thầy hiệu trưởng. Thầy ủng hộ cô hết mình, thậm chí còn hoan nghênh cô mở lớp học tình thương này. Mấy cô giáo ở trường dần dần rồi cũng hiểu ra.
    Nhiều thế hệ học trò đã đi qua, cô nhớ vanh vách cả họ và tên. Cô kể, mới hôm qua, có học trò được cô dạy từ những năm đầu mở lớp tình thương này hiện đang làm cho một DN nhà nước đã ghé thăm cô...

    Ước mơ nho nhỏ

    Năm 1964 - 1968, cha của cô cùng mấy người tại địa phương đi dân công ở vùng núi Khe Răm, Hoà Bắc (Đà Nẵng). Thời đó, quân đội Mỹ rải đầy chất độc nhằm tiêu diệt rừng. Chính những năm ấy, chất độc da cam đã nhiễm vào mọi người. 4 - 5 người cùng xóm đi dân công, khi sinh con ra đều bị liệt như cô. Mới đầu cứ tưởng bị tật nguyền do bệnh, thế nhưng năm vừa rồi có đoàn về kiểm tra và kết luận cha cô đã bị nhiễm chất độc da cam.
    Cô nói: "Mấy mươi năm nay tôi đâu biết mình cũng nhiễm chất độc này. Tháng 10.2004 vừa rồi, tôi mới được trợ cấp 170.000 đồng/tháng. Giờ đây tôi cảm thấy hạnh phúc lắm vì xã hội đã ít nhiều chia sẻ với tôi". Tôi nhận ra trong giọng nói cô không có vẻ buồn và tự ti khi kể về mình.
    Tôi hỏi cô mong ước điều gì trong cuộc sống, cô nói với giọng đầy lạc quan: "Tôi bằng lòng với những gì mình đang có. Tôi đang phấn đấu mua máy vi tính. Tôi muốn lưu tất cả những bài giải vào máy, soạn giáo án trên máy và muốn dạy cho học trò nghèo về vi tính nữa. Tôi dành dụm được 1 triệu từ tiền trợ cấp. Hình như máy tính đắt lắm phải không chú?".
    Tôi nhìn cô và chẳng biết nói gì hơn. Chia tay ra về, cô còn với theo: "Chú nhà báo ơi! Tuy đôi chân tôi bị bại liệt nhưng tôi thích xem người ta đá bóng lắm, giải Ngoại hạng Anh tui không bỏ sót trận nào. Tối nay có Manchester đá đó...".

    Võ Tuấn

    Sponsored content


    Những chuyện đời thường quanh ta Empty Re: Những chuyện đời thường quanh ta

    Bài gửi by Sponsored content


      Hôm nay: 19/9/2024, 4:21 pm